7 mô hình khởi nghiệp giáo dục dành cho tất cả mọi người

Trong nhiều năm trở lại đây, thị trường giáo dục đã và đang trở nên sôi động hơn bao giờ hết với sự nở rộ của nhiều công ty cũng như lượng vốn đầu tư gia tăng cho lĩnh vực này. Tuy nhiên bất cứ ai có dự định kinh doanh ở khu vực này đều phải giải quyết câu hỏi mô hình khởi nghiệp giáo dục phù hợp nhất.

Ngày hôm nay, Eduspace sẽ cùng bạn phân tích tiềm năng của thị trường giáo dục và điểm qua 7 mô hình khởi nghiệp giáo dục phổ biến ở thời điểm hiện tại.

Tiềm năng khởi nghiệp trong thị trường giáo dục

“Giáo dục là thứ vũ khí mạnh nhất để thay đổi Thế giới” –

Nelson Mandela

Từ trước đến nay, giáo dục luôn là mối quan tâm hàng đầu của bất kì một cá nhân, tổ chức hay quốc gia nào trên thế giới. Gần đây, “thị trường giáo dục” ngày càng được nhắc đến với tần suất dày đặc trên các phương tiện thông tin đại chúng, tiêu biểu là bài báo “Thị trường Việt Nam được rót thêm hàng chục triệu USD” trên báo điện tử Tiền Phong số ra 31/5/2018. Cho thấy nền kinh tế đang rất rộng mở cơ hội cho việc thương mại hóa giáo dục.  

Thứ nhất là do yếu tố cung và cầu

Về phía các bậc phụ huynh và học sinh, theo khảo sát nghiên cứu thị trường của Nelson, 47% là phần trăm chi tiêu cho giáo dục của mỗi gia đình ở Việt Nam. Các bậc phụ huynh càng quan tâm đến chất lượng giáo dục thì càng chi tiêu nhiều cho con em đi học và coi đó như một khoản đầu tư trong tương lai.

Về phía các doanh nghiệp, vấn đề nguồn nhân lực đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng luôn là một bài toán nan giải. Kết quả báo cáo Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) 2017 cho thấy chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam chưa có nhiều đột phá. Vì vậy, doanh nghiệp phải chi nhiều tiền hơn cho hoạt động đào tạo khi tuyển dụng nhân sự mới, cụ thể ở mức 5,7% vào năm 2017. Rất nhiều lao động Việt Nam dù đã qua đào tạo nhưng khi làm việc vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của chủ doanh nghiệp và phải mất thời gian đào tạo lại. 

Về phía người lao động, nhiều người bắt đầu chủ động tìm kiếm những nơi cho phép họ học hỏi và bắt kịp xu hướng mới của thời đại. Điều này giúp họ nâng cao trình độ, giúp tăng thêm thu nhập hoặc tạo những cơ hội nghề nghiệp mới.

Thứ hai là chương trình đạo tạo tại các trường học chưa đủ đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp đối với người lao động 

Có hai nguyên nhân lí giải cho tình trạng này:

  • Các trường học và cơ sở giáo dục thường chậm trễ trong quá trình cập nhật những xu hướng giáo dục mới về cả nội dung lẫn hình thức.
  • Các ngành nghề mới liên tục ra đời ùng phát của thời đại công nghệ số, trong khi thời gian để đào tạo bài bản nhân lực lâu và có nhiều điểm không cần thiết, kiến thức không đủ chuyên sâu

Thứ ba việc thương mại hóa giáo dục đem lại nhiều lợi ích cho toàn xã hội

Sản phẩm của ngành giáo dục rất đặc thù vì đó là đào tạo con người – khởi đầu cho tất cả các ngành. Vì vậy, Nhà nước Việt Nam có những chính sách cụ thể khuyến khích đầu tư giáo dục và cho phép nhận viện trợ giáo dục. 

Cụ thể,  Luật Giáo dục 2005 đã khẳng định: “Khuyến khích bảo hộ các quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước đầu tư cho giáo dục, trong đó ngân sách Nhà nước giữ vai trò chủ yếu trong tổng nguồn lực đầu tư cho giáo dục”. Vì thế, các doanh nghiệp sẽ có nhiều thuận lợi pháp lí khi thực hiện đầu tư trong lĩnh vực giáo dục hiện nay.

Dưới đây, Eduspace sẽ gợi ý 7 mô hình khởi nghiệp trong thị trường đầy hứa hẹn để giúp bạn chọn lựa con đường phát triển cho riêng mình.

Mở trung tâm/học viện/lớp học truyền thống

Hiện nay, hình thức thành lập các trung tâm giáo dục đã trở nên rất quen thuộc và được coi là mô hình ít rủi ro nhất và có nhiều thuận lợi khi thực hiện. Đây là một hình thức tổ chức vẫn còn rất phổ biến cho đến hiện nay với một số đặc điểm: lĩnh vực giảng dạy thường liên tục có nhu cầu cao (ngoại ngữ, thiết kế, lập trình, …), cho phép giảng viên và n gười học tương tác với nhau thông qua nhiều hoạt động trên lớp. Tuy nhiên, hình thức này cũng có một số hạn chế như chi phí duy trì khá tốn kém hay mức độ tiếp cận người học bị giới hạn. 

Để có thể tự thành lập một trung tâm/học viên/lớp học mang thương hiệu đứng tên cá nhân, bạn cần đáp ứng một số những tiêu chí cơ bản: bắt buộ c có khả năng giảng dạy hoặc/và sở hữu các thành tích nổi bật, đồng thời quản lí và đảm bảo cơ sở vật chất cho sự vận hành của lớp học.

Trong khi đó, nếu bạn dự định kinh doanh một trung tâm/học viện/lớp học như những Think Markus, Tomorrow Marketing Academy hay The Ielts Workshop, … bạn sẽ cần:

  • Sở hữu mạng lưới quan hệ với những người thành công trong lĩnh vực hội thảo tổ chức. 
  • Sở hữu đội ngũ mạnh, đầy đủ các phòng ban hỗ trợ toàn diện
  • Khả năng cam kết và đảm bảo kết quả cho người học
  • Hệ thống giảng dạy được thống nhất và hoàn thiện đến mức độ nhất định
  • Khả năng đầu tư cho cơ sở vật chất kĩ thuật và các chi phí duy trì khác.

Viết sách dạy kĩ năng

Ở mảng này, các đầu sách thường tập trung hướng vào lĩnh vực ít có nhu cầu học tập, phụ thuộc vào nhiều yếu tố hoặc trong những sự kiện đặc biệt, chủ yếu là kĩ năng nghề nghiệp, kĩ năng sống và kĩ năng mềm. Hơn nữa, thị phần sách kỹ năng do người Viết đứng tên tác giả chưa thực sự phổ biến và được quan tâm do sách nước ngoài trong lĩnh vực này chiếm ưu thế hơn cả về số lượng lẫn nội dung. Bên cạnh đó, một hạn chế của việc tự học qua sách kĩ năng là không hề có sự tương tác nào giữa người viết và học viên.

Mô hình này sẽ là một sự lựa chọn thích hợp dành cho bất kì một cá nhân nào có chuyên môn trong lĩnh vực của mình, không yêu cầu cao về khả năng sư phạm, mong muốn có nguồn thu nhập khá qua viết sách chia sẻ kinh nghiệm và hướng dẫn kĩ năng cho bạn đọc. Hãy xây dựng nội dung sách dễ để hiểu và tiếp thu kiến thức. Đồng thời cố gắng đa dạng hình thức triển khai và trình bày cuốn sách nhằm đảm bảo cho người đọc có thể học và làm theo. 

Tổ chức khóa học ngắn hạn, hội thảo, sự kiện đào tạo có thu phí

Thường là dưới dạng các khóa học ngắn hạn từ 1 – 2 ngày hoặc các nói chuyện chuyên đề. Người tham gia hướng dẫn giảng dạy hoặc người tham gia trò chuyện là các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực có uy tín và được nhiều người biết đến.

Hiện nay, trên thị trường có số ít các doanh nghiệp thực sự theo đuổi hoặc kết hợp mô hình này, có thể kế đến như HBR Business School hay Sage Academy.

Điều này có thể lí giải từ những yêu cầu cần được đảm bảo cơ bản như sau:  

  • Có sẵn khả năng mời các chuyên gia đầu ngành hoặc những diễn giả có uy tín nhằm thu hút lượng người tham gia tùy thuộc vào mục đích của hội thảo/sự kiện.
  • Đội ngũ hỗ trợ tổ chức đảm bảo nội dung chương trình được vận hành thuận lợi, trơn tru.
  • Hướng đến nhóm khách hàng là những người đã có kinh nghiệm làm việc, mong muốn nâng cao khả năng và cơ hội được tiếp xúc trực tiếp với những nhân vật có tầm ảnh hưởng trong nghề.

Gia sư online

Tuy gia sư đã xuất hiện từ rất lâu nhưng gia sư online lại là một mô hình còn khá mới và tiềm năng với sự xuất hiện ở thị trường của Blacasa.vn, Goigiasu.vn và Gia sư Bảo Châu.

Doanh nghiệp lựa chọn mô hình này đều cung cấp nền tảng cho phép người học lựa chọn gia sư và ngược lại. Điều này giúp loại bỏ tình trạng gia sư bị “dí lớp”, phụ huynh và học sinh có thêm nhiều lựa chọn phù hợp với nhu cầu. Đồng thời cung cấp hình thức học trực tuyến, nghĩa là thay vì đến tận nhà, gia sư có thể thực hiện buổi học trực tuyến thông qua các phương tiện hỗ trợ khác như Skype, Facetime, GG Docs, GG Drive,…

Để có thể tham gia mô hình giáo dục này bạn cần một nền tảng có hệ thống rõ ràng nhằm đảm bảo việc kết nối giữa gia sư và người có nhu cầu diễn ra thuận lợi. Bên cạnh đó phải quản lí quyền lợi và nhiệm vụ của các bên liên quan, minh bạch thông tin tài chính.

Tạo ứng dụng hỗ trợ việc học

GotIt!, một ứng dụng giáo dục trên điện thoại (Mobile Apps) được xây dựng trên nền tảng hỏi – đáp suốt một thời gian dài đứng trong Top 10 ứng dụng giáo dục trên Apps Store tại Mỹ. GotIt! đã đã nhận được 9 triệu USD từ Quỹ Capricorn Investment Group. Một Startup giáo dục khác là ELSA, sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) dạy phát âm tiếng Anh, vừa vượt qua 1.200 đối thủ để dành giải nhất tại SXSWedu – cuộc thi khởi nghiệp về công nghệ giáo dục được tổ chức tại Mỹ. Điểm chung của hai start – up này chính là chúng đều được sáng tạo bởi người Việt: GotIt! của Tiến sĩ Trần Việt Hùng; Elsa được sáng lập bởi Văn Đinh Hồng Vũ và Ngô Thùy Ngọc Tú.

Rõ ràng, sự đón nhận của thị trường giáo dục dành cho các sản phẩm mobile apps ngày càng lớn, thu hút nhiều nhà đầu tư dành cho các start – up EdTech. Đây là một mô hình tuy có nhiều triển vọng bởi những phương pháp học mới mẻ mà nó đem lại, có thể gây ảnh hưởng lớn đến người dùng. Nhưng vì thế mà việc thiết kế ứng dụng như trên đòi hòi mật độ chất xám cao, buộc bạn phải có đột phá về mặt công nghệ nếu không muốn chìm nghỉm trong hàng nghìn ứng dụng giáo dục khác.

Doanh nghiệp xã hội liên quan đến giáo dục

Tại Việt Nam đã manh nha xuất hiện nhiều doanh nghiệp xã hội (DNXH) phi lợi nhuận trong lĩnh vực giáo dục, trong đó phải kể đến gương mặt tiêu biểu là Teach for Vietnam. Họ cam kết giữ lại 100% lợi nhuận để tái đầu tư và phát triển vì mục tiêu xã hội thay vì phân chia nguồn lợi nhuận cho các bên tham gia. Nguồn thu tài chính đến từ các khoản quyên góp, tài trợ tài chính và phi tài chính từ các tổ chức trong và ngoài nước,…

Mặc dù việc thành lập các doanh nghiệp xã hội nói chung không chỉ riêng trong lĩnh vực giáo dục có nhiều khó khăn:

  • Nhận thức của xã hội về hoạt động và vai trò của khu vực này còn nhiều hạn chế do chưa có khung pháp lí đầy đủ cho DNXH hoạt động
  • Thiếu vốn và yếu kém trong khả năng tiếp cận các nguồn tài chính do quy mô nhỏ và khá non trẻ
  • Thiếu năng lực quản lí điều hành do đa phần là các doanh nghiệp trẻ, bắt nguồn từ vấn đề chất lượng nhân lực.
  •  

Tuy nhiên, DNXH về giáo dục vẫn là một mô hình đầy tiềm năng nếu kế hoạch và tầm nhìn của bạn là hướng đến mục tiêu phát triển bền vững của toàn xã hội. Theo luật Doanh nghiệp 2014, Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện cho các tổ chức cá nhân thành lập DNXH với hàng loại các chính sách ưu đãi và hỗ trợ đầu tư. Hơn nữa, trong bối cảnh nhu cầu sử dụng phúc lợi ngày càng tăng, Nhà nước không thể là một đơn vị duy nhất cung cấp dịch vụ này. Vì vậy, cơ hội cho những doanh nghiệp hoạt động phi lợi nhuận sẽ ngày càng rộng mở. 

Dạy học online trên các khóa học trực tuyến

Giáo dục trực tuyến đang chuyển đổi mạnh mẽ với sự xuất hiện của hàng loạt các khóa học mở trực tuyến ( MOOC – Massive Online Open Course). Bất cứ người nào có kiến thức và khả năng truyền đạt tham gia giảng dạy và bán khóa học, đồng thời bất cứ ai có nhu cầu học ở mọi lĩnh vực cũng sẽ đều được đáp ứng. Hiện nay nền tảng MOOC xuất hiện ở thị trường Việt Nam với hai hình thức chủ yếu là chợ các khóa học trực tuyến và nền tảng xây dựng khóa học trực tuyến.

Tại chợ các khóa học trực tuyến, bạn sẽ tham gia đăng tải các khóa học bao gồm các bài giảng do chính mình thực hiện, mà không phải lo lắng về các vấn đề khác. Một số chợ khóa học đáng chú ý trong những năm gần đây phải kể đến Edumall, Kyna hay Topica. Mặc dù vậy, việc bán khóa học cho các đơn vị này có một vài hạn chế, trong đó có 3 vấn đề đáng chú ý nhất là thương hiệu cá nhân, quản lí doanh thu và thông tin bảo mật. 

Thay thế cho hình thức nói trên chính là nền tảng xây dựng khóa học trực tuyến. Nói một cách ngắn gọn, bạn sẽ làm người làm chủ hoàn toàn các khóa học do mình xây dựng, ngay cả khi không hoặc ít có kiến thức về công nghệ. Điều này giải quyết vấn đề mà chúng ta có thể gặp phải khi tham gia chợ khóa học trực tuyến kể trên. Ở thị trường nước ngoài, nền tảng xây dựng khóa học trực tuyến đã khá phổ biến với nhiều đơn vị cung cấp như Teachable hay Udemy và tại Việt Nam là Eduspace

Eduspace – Phần mềm quản lý đào tạo trung tâm chuyên nghiệp

#phanmemquanlytrungtam
#quanlytrungtamngoaingu
#phanmemquanlydaotaotrungtamchuyennghiep

Vận hành trung tâm hiệu quả hơn với Eduspace.

089 646 5225