Bạn được gì, mất gì khi dạy học trên Facebook

 

Trong bài viết trước đây, Eduspace đã đề cập đến các nền tảng giáo viên thường lựa chọn để dạy học trực tuyến, trong đó có Facebook. Tuy nhiên, dù Facebook có số lượng người dùng lớn nhưng đây không phải nền tảng chuyên dụng cho đào tạo. Do đó, bên cạnh những cái “được”, vẫn tồn tại những cái “mất”. Trong bài viết này, Eduspace sẽ chia sẻ hai khía cạnh và giúp bạn có thêm thông tin tham khảo khi dạy hoc trên Facebook để có thể chọn lựa nền tảng phù hợp.

Dạy học trên Facebook như thế nào?

Dạy học trên Facebook hay Youtube đều có điểm tương đồng. Giáo viên sẽ quay lại video bài giảng và đăng trên trang của mình. Đó có thể là tài khoản riêng, trang cá nhân hoặc trong các nhóm (cộng đồng) tuỳ bạn lựa chọn. Facebook còn cho phép bạn quay và phát sóng trực tiếp. Đây là cách thầy cô thường dùng để tạo không gian giống đang giảng dạy trực tiếp cho học viên, đồng thời tăng lượng tương tác

Bên cạnh đó, các bài giảng có thể đăng tải dưới dạng tài liệu lên Facebook hoặc được viết dưới dạng “dòng trạng thái”. Có rất nhiều cách để dạy học trên nền tảng này và bạn có thể sáng tạo tuỳ theo mục đích riêng của mình.

Cách kiếm tiền từ dạy học trên Facebook

Với mạng xã hội mở này, làm thế nào để kiếm tiền từ dạy học?

Đa số các giáo viên lựa chọn Facebook là kênh “phụ” để kết nối với học viên nên việc kiếm tiền từ nền tảng này cũng dựa vào các hoạt đồng “kèm theo” khác như:

  • Bán khoá học offline: Trong trường hợp này, lớp học online trên Facebook đóng vai trò như kênh quảng cáo cho khoá học chính. Thu nhập sẽ đến từ học phí của khoá chính kia chứ không phải khoá online.
  • Phí tham gia cộng đồng học tập: Bằng cách tạo ra các nhóm kín trên Facebook và hạn chế quyền thêm thành viên. Bạn có thể thu được phí để tham gia nhóm học tập của mỗi thành viên tham gia.
  • Bán sách, tài liệu: Ngoài thu tiền học phí của khoá học, bạn có thể tập trung vào bán các sản phẩm kèm theo như sách, tài liệu ôn tập, dụng cụ học tập… Ví dụ, giáo viên dạy vẽ mỹ thuật có thể bán cọ, giấy, màu vẽ; giáo viên tiếng Anh có thể bán sách tham khảo.

Tuy nhiên, tất cả các hình thức thu nhập này đều là cam kết giữa bạn và học viên, Facebook không liên quan đến các giao dịch này. Cách thức thanh toán, số phí cũng sẽ do bạn và học viên tự liên hệ. Nếu chọn Facebook để dạy học, bạn sẽ kiếm tiền bằng cách nào?

Ưu điểm

Lợi thế của Facebook là số lượng người dùng lớn, nhiều tính năng và thân thiện với người dùng. Nhưng đâu là ưu điểm lớn khi giúp giáo viên dạy học?

  • Khả năng tương tác cao: Facebook trở thành “ông lớn” nhờ số lượng người dùng lên đến hơn 1 tỷ và sự thật là, ở Việt nam, hầu hết mỗi người đều có tài khoản trên mạng xã hội này. Khả năng kết bạn, gợi ý bạn bè cộng với tính năng chat trên Messenger, Facebook đã tạo lên mạng lưới dày đặc mối quan hệ đan xen. Đây là công cụ tuyệt vời để giáo viên kết nối, tương tác với học viên.
  • Tính năng tạo cộng đồng: Bằng cách mời “thích” hoặc theo dõi trang, mời tham gia nhóm, Facebook đã tạo ra hàng triệu cộng đồng lớn nhỏ tập hợp những người cùng sở thích hoặc lĩnh vực. Đây là cơ sở giúp giáo viên tạo những “cộng đồng học tập trực tuyến”, kết nối những người đang quan tâm đến khoá học và bắt đầu quảng cáo.
  • Hỗ trợ đăng video, tài liệu: Facebook cho phép người dùng đăng tải tài liệu dưới dạng ảnh, video, pdf, gif hoặc các bản ghi chú. Tuỳ theo bạn lựa chọn đăng trên trang cá nhân hay trong nhóm, các loại tài liệu được hỗ trợ sẽ khác nhau.
  • Dễ sử dụng: Giao diện và các tính năng của Facebook đều được tối giản hoá để thân thiện với người dùng. Bất cứ ai cũng có thể quen và sử dụng thành thạo Facebook nhanh chóng. Nhờ đó, việc tương tác càng trở nên dễ dàng hơn.
  • Chi phí thấp: Nếu bạn không sử dụng các tính năng chạy quảng cáo, chi phí sử dụng Facebook gần như “bằng 0”. Các giáo viên tham gia mạng xã hội như những người dùng bình thường và tất nhiên sẽ không phải trả phí.

Nhược điểm

Như đã nói ở trên, dù Facebook là mạng xã hội phổ biến và tiện lợi nhất hiện nay nhưng đây không phải nền tảng chuyên biệt cho giáo dục nên khi ứng dụng để giảng dạy, nó vẫn tồn tại nhiều hạn chế:

  • Khả năng bảo mật thấp: Dù bạn đã lập nhóm kín, hạn chế quyền chia sẻ của thành viên nhưng sẽ không thể ngăn chặn tình trạng download và phát tán tài liệu trái phép. Chính sách bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ còn lỏng và cần nhiều thời gian thu nhận phản hồi nếu bạn báo cáo. Vì vậy, bạn cần chủ động bảo vệ tài sản của mình trước.
  • Không hỗ trợ phương thức thanh toán: Facebook hiện chưa có tính năng tích hợp các phương thức thanh toán cho đơn vị kinh doanh trên nền tảng này. Do đó, việc thanh toán học phí hay các khoản phí đều phụ thuộc vào cam kết giữa bạn và học viên. Điều này tồn tại nhiều rủi ro.
  • Không có tính năng quản lý: Facebook hoàn toàn thiếu các tính năng của một nền tảng quản lý học trực tuyến như: quản lý lớp học, quản lý học viên, giám sát tiến trình học tập, sắp xếp lớp học, làm đề trực tuyến,…
  • Không hỗ trợ nhiều loại tài liệu: Mặc dù có hỗ trợ đăng tải một số định dạng tài liệu nhưng ngoài video, ảnh, note thì các định dạng khác đều không hỗ trợ hiển thị trực tiếp trên Facebook mà phải tải về để xem. Ngoài ra, dù có tính năng đăng theo album nhưng Facebook nhìn chung vẫn không thuận tiện để đăng tải bài giảng một cách hệ thống.

Kết luận

Song song với lợi ích mà Facebook mang lại, nó vẫn tồn tại những khuyết điểm gây khó khăn cho giáo viên trực tuyến. Bạn nên cân nhắc thật kỹ về nhu cầu của mình, những nguồn lực sẵn có và quyết định xem Facebook có phù hợp hay không.

Nếu bạn muốn đào tạo trực tuyến chuyên nghiệp, có lẽ Facebook chưa thực sự phù hợp để xây dựng khoá học. Khi đó bạn cần một nền tảng giúp quản lý học viên, hỗ trợ các phương thức kinh doanh và giúp bạn bảo mật tài sản trí tuệ của mình.

Eduspace – Phần mềm quản lý đào tạo trung tâm chuyên nghiệp

#phanmemquanlytrungtam
#quanlytrungtamngoaingu
#phanmemquanlydaotaotrungtamchuyennghiep
.
Vận hành trung tâm hiệu quả hơn với Eduspace.
.

089 646 5225