Câu chuyện thương hiệu là gì, 5 yếu tố và 7 bước xây dựng hiệu quả

Trong kinh doanh, việc xây dựng câu chuyện thương hiệu rất quan trọng. Bởi lẽ, nó là một trong những yếu tố then chốt quyết định ấn tượng đầu tiên của khách hàng về bạn. Vậy câu chuyện thương hiệu là gì, 5 yếu tố và 7 bước xây dựng hiệu quả câu chuyện thương hiệu là gì? Hãy cùng Eduspace tìm hiểu ngay trong bài viết này nhé!

Câu chuyện thương hiệu là gì?

Câu chuyện thương hiệu là một câu chuyện được kể về thương hiệu, nhằm truyền tải thông điệp, giá trị cốt lõi và tính cách của thương hiệu đến với khách hàng. Câu chuyện thương hiệu có thể được kể thông qua nhiều cách khác nhau, như:

  • Thông điệp thương hiệu: Thông điệp thương hiệu là một tuyên bố ngắn gọn, súc tích về những gì thương hiệu đại diện.
  • Giá trị cốt lõi: Câu chuyện thương hiệu có thể được truyền tải thông qua giá trị cốt lõi của thương hiệu. Giá trị cốt lõi là những niềm tin và nguyên tắc mà thương hiệu dựa vào để phát triển.
  • Tính cách thương hiệu: Câu chuyện thương hiệu có thể được truyền tải thông qua tính cách thương hiệu. Tính cách thương hiệu là những đặc điểm và tính chất khiến thương hiệu trở nên khác biệt.

5 yếu tố xây dựng câu chuyện thương hiệu thành công

Những yếu tố quan trọng trong xây dựng câu chuyện thương hiệu bao gồm 5 yếu tố chính: :

  • Nguồn gốc: Nguồn gốc của thương hiệu là câu trả lời cho câu hỏi: Thương hiệu bắt đầu như thế nào?
  • Sứ mệnh: Thương hiệu của bạn tồn tại để làm gì? Nhằm giải quyết hay phục vụ vấn đề gì?
  • Giá trị cốt lõi: Thương hiệu tin tưởng vào điều gì? Thương hiệu sẽ làm thế nào để hiện thực hoá nó?
  • Tính cách: Thương hiệu muốn công chúng nghĩ về mình như thế nào? 
  • Mục tiêu: Mục tiêu kinh doanh của thương hiệu là gì? Nó được tiến hành cụ thể như thế nào?

Câu chuyện thương hiệu là gì, 5 yếu tố và 7 bước xây dựng hiệu quả

Xem thêm: Chăm sóc khách hàng - Yếu tố quan trọng trong kinh doanh

7 bước xây dựng câu chuyện thương hiệu một cách hiệu quả

Để xây dựng câu chuyện thương hiệu hiệu quả, cần thực hiện theo 7 bước sau:

  • Bước 1: Xác định khách hàng mục tiêu

Đầu tiên, bạn cần xác định nhóm khách hàng hay thị trường bạn nhắm đến là ai, như thế nào. Để xác định được khách hàng mục tiêu chuẩn xác nhất, bạn hãy vẽ nên chân dung khách hàng mục tiêu và có thể dựa trên mô hình 5W1H.

  • Bước 2: Nghiên cứu thị trường

Tiếp theo, bạn cần xác định mình đang ở đâu thì thị trường ngành, các đối thủ cạnh tranh của bạn là ai và họ đang kinh doanh hay làm truyền thông như thế nào? Điều gì mà bạn thấy doanh nghiệp đối thủ làm tốt mà mình chưa làm được. Từ việc nghiên cứu đối thủ, bạn có thể tìm ra điểm khác biệt trong sản phẩm/ dịch vụ của mình để nhấn mạnh vào đó và có thể khiến khách hàng chọn bạn mà không chọn đối thủ của bạn. Hay nói cách khác, bạn hãy tự tìm lấy unique selling point cho mình.

  • Bước 3: Xác định xu hướng và cơ hội của thương hiệu mình trên thị trường

Xu hướng trên thị trường liên tục chuyển động và thay đổi vậy nên việc nghiên cứu và nắm bắt được nó là bước vô cùng quan trọng nếu bạn không muốn thương hiệu mình bị tụt lại. Từ việc xác định xu hướng của thị trường bạn cũng sẽ biết được mình có cơ hội như thế nào trên thị trường ngành rồi cũng từ đây mà bạn sẽ đưa ra được hướng đi đúng đannứ và phù hợp cho thương hiệu mình.

  • Bước 4: Xác định thông điệp cốt lõi tại nên điểm khác biệt của thương hiệu

Giá trị cốt lõi hay còn gọi là Core Value là yếu tố quyết định sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Muốn làm được điều này, bạn và doanh nghiệp mình cần tự trả lời được câu hỏi: Doanh nghiệp bạn tin vào điều gì? Giá trị cốt lõi mà doanh nghiệp bạn hướng tới là gì?


Câu chuyện thương hiệu là gì, 5 yếu tố và 7 bước xây dựng hiệu quả

  • Bước 5: Xây dựng chiến lược định vị thương hiệu cụ thể

Trên thương trường có vô vàn đối thủ cạnh tranh với bạn trên thị trường ngành. Vậy điều mà doanh nghiệp bạn muốn khách hàng xếp hạng thương hiệu của bạn trong tâm trí ở đâu  khi nhắc tới? Nó khác biệt như thế nào?

  • Bước 6: Củng cố câu chuyện

Câu chuyện thương hiệu là yếu tố quan trọng tạo nên điểm khác biệt giữa các thương hiệu trên cùng thị trường ngành trong tâm trí khách hàng. Nó cũng là yếu tố quyết định ấn tượng đầu tiên của khách hàng về thương hiệu. Bạn cũng có thể tạo nên dấu ấn riêng của doanh nghiệp mình qua việc xây dựng bộ nhận diện thương hiệu riêng (logo, biểu tượng, slogan,...)

  • Bước 7: Quản trị thương hiệu

Quản trị thương hiệu là một trong những bước quan trọng nhất trong quy trình xây dựng chiến lược thương hiệu. Quản trị thương hiệu là quá trình duy trì và phát triển hình ảnh, vị thế của thương hiệu trong tâm trí khách hàng. Một thương hiệu dù lớn mạnh đến đâu cũng cần có chiến lược quản trị thương hiệu bài bản, nếu không sẽ dễ bị lu mờ và mất đi lòng tin của khách hàng. Đặc biệt, trong bối cảnh thị trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt, quản trị thương hiệu là yếu tố sống còn của doanh nghiệp.

Xem thêm: Hiệu suất công việc là gì? 4 bí quyết giúp cải thiện hiệu suất làm việc

Lợi ích của việc xây dựng câu chuyện thương hiệu

Câu chuyện thương hiệu mang lại nhiều lợi ích cho thương hiệu, bao gồm:

  • Tạo dựng mối quan hệ với khách hàng: Câu chuyện thương hiệu giúp thương hiệu tạo dựng mối quan hệ với khách hàng. Khi khách hàng hiểu rõ về thương hiệu, họ sẽ có cảm giác gắn bó và tin tưởng hơn với thương hiệu.
  • Tăng cường nhận thức về thương hiệu: Câu chuyện thương hiệu giúp tăng cường nhận thức về thương hiệu. Khi khách hàng nhớ đến câu chuyện thương hiệu, họ cũng sẽ nhớ đến thương hiệu.
  • Thúc đẩy doanh số bán hàng: Câu chuyện thương hiệu có thể thúc đẩy doanh số bán hàng. Khi khách hàng cảm thấy gắn bó với thương hiệu, họ sẽ có nhiều khả năng mua sản phẩm hoặc dịch vụ của thương hiệu hơn.

Câu chuyện thương hiệu là gì, 5 yếu tố và 7 bước xây dựng hiệu quả

Kết luận

Như vậy qua bài viết này, Eduspace đã đưa đến cho bạn cái nhìn cụ thể nhất về Câu chuyện thương hiệu là gì, 5 yếu tố và 7 bước xây dựng hiệu quả. Hy vọng qua bài viết này, bạn đã biết làm thế nào để xây dựng nên thương hiệu một cách đặc biệt và vững chắc nhất!

089 646 5225