Hướng dẫn cúng ông Công ông Táo đúng và chuẩn theo phong tục

Cuốn sách "Nghi lễ thờ cúng cổ truyền Việt Nam" hướng dẫn nghi lễ cúng ông Công ông Táo đúng và chuẩn theo phong tục.

 

Cuốn sách "Nghi lễ thờ cúng cổ truyền Việt Nam" của tác giả Nguyễn Quốc Thái do Thượng toạ Thích Quảng Đại thẩm định, chỉnh lý và được NXB Hồng Đức phát hành đã hướng dẫn các gia chủ nghĩ lễ cúng ông Công ông Táo đúng và chuẩn theo phong tục của người Việt.

 

Theo đó, mỗi gia đình sau khi sắp đủ lễ vật, sẽ thắp đèn hoặc nến sáng lên ban thờ rồi châm hương. Có người không dùng lửa ở đèn thờ để châm hương, mà dùng lửa khác để châm hương. 

 

Hương thường được dùng số lẻ "1, 3, 5" vì số lẻ thuộc về Dương. Theo dịch lý thì Dương tượng trưng cho Trời và cho sự nảy nở của muôn vật nên dùng số lẻ là như vậy. Và nếu trên ban thờ có hai, ba hoặc bốn bát nhang cũng đều phải châm số lượng nén hương như nhau. Sau khi châm hương, người chủ gia đình vái 4 vái rồi đọc văn khấn hoặc khấn không có văn, khấn xong lại vái 4 vái (vái khác với vái "cúc cung bái" khi tế). 

 

Khi vái hoặc bái, hai bàn tay áp sát vào với nhau hoặc cài ngón vào nhau đều là biểu tượng của sự giao hoà, là cảm ứng của âm - dương, nên không được chắp tay hoặc cài ngón cẩu thả, để so le. Và điều cốt yếu khi vái hoặc bái là người thực thi phải tâm thành, phải trầm tư như trước mặt mình là Gia thần, Gia tiên.

 

Sự thành kính, nghiêm túc sẽ khiến cho Thần linh chứng giám, nếu thiếu sự thành tâm, bày lễ lên lấy lệ, khấn vái không nghiêm túc thì đó là sự nhạo báng. Khi cháy gần hết tuần nhang, gia chủ thắp tiếp tuần nhang khác, vái 4 vái xin phép Gia  thần, Gia  tiên hoá vàng. 

 

Khi hoá vàng xong thì đổ vào đống tro một chén rượu (dân gian cho rằng  đổ chén rượu vào đống tro thì cõi âm mới nhận được số vàng mà cõi dương chuyển đến). Hoá vàng xong thì hạ lễ và khi hạ lễ cũng phải vái 4 vái để xin phép. 

 

Có luận điểm còn cho việc thắp hương 3 nén nhang là là tượng cho 3 ngôi Trời, Đất, Người (Thiên, Địa, Nhân) là biểu hiện tương cảm, tương ứng của nguyên lý vũ trụ phương Đông. Theo phong tục thì ông Táo là vị Thần được Thượng đế phân công cai quản ở một nhà nên khi  gia đình có việc lễ  đều phải kêu với ông Táo trước, để ông Táo biết việc làm  của gia chủ, rồi mới lễ đến Gia tiên.

 

Như vậy, phần văn khấn Táo Quân trước, rồi mới khấn đến ban thờ Gia tiên. Nếu ban thờ Gia thần cùng chung với ban thờ Gia tiên (hoặc chỉ thêm một bát hương Gia thần hơi cao hơn bát hương Gia tiên một chút), văn khấn cũng phải đọc phần Gia thần (Táo Quân) trước rồi sau đó mới khấn đến Gia tiên.

089 646 5225