Mô hình đa thương hiệu là gì? Cách làm chi tiết qua ví dụ điển hình?

Trong thời đại phát triển về công nghệ thông tin phát triển như hiện nay thì các công ty, doanh nghiệp muốn phát triển và nhiều khách hàng biết đến mình thì phải xây dựng nên hình ảnh, thương hiệu cho riêng mình. Chính bởi thế, các đơn vị kinh doanh, công ty rất quan tâm đến mô hình đa thương hiệu. Bài viết dưới đây, hãy cùng Eduspace tìm hiểu xem mô hình đa thương hiệu là gì? Cách làm chi tiết qua ví dụ điển hình nhất?

Tìm hiểu về mô hình đa thương hiệu

Mô hình đa thương hiệu được xem là một giải pháp kinh doanh được rất nhiều công ty, doanh nghiệp kinh doanh sở hữu và quản lý. Mỗi đơn vị có thể xây dựng nên rất nhiều thương hiệu cho sản phẩm và dịch vụ họ cung cấp, nhằm mục đích phủ rộng thông tin sản phẩm và nhiều khách hàng nhận diện được thương hiệu của đơn vị hơn.

Xem thêm: Mô hình đa thương hiệu có tốt không?

Vì sao đơn vị kinh doanh nên xây dựng mô hình đa thương hiệu?

Từ khi dịch bệnh Covid-19 diễn ra cho đến nay thì nhu cầu mua hàng theo hình thức online trực tuyến ngày càng được đẩy mạnh mang đến nhiều lợi ích và thách thức cho cả doanh nghiệp và người mua.

Nếu như các công ty không tạo dựng được thương hiệu nhận diện cho mình thì khách hàng sẽ khó tìm kiếm được đơn vị và dễ mua phải hàng kém chất lượng trôi nổi trên thị trường. Bởi thế, việc xây dựng mô hình đa thương hiệu mang đến rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp.

Định hình phong cách cho doanh nghiệp:

Chắc chắn rồi, một trong những ưu điểm nổi bật khi công ty, doanh nghiệp đẩy mạnh xây dựng mô hình đa thương hiệu đó chính định hình rõ phong cách cho doanh nghiệp. Bởi thương hiệu sẽ góp phần giúp cho doanh nghiệp định hình được phong cách, hình ảnh, giao diện tốt đẹp để khách hàng dễ nhận biết từ đó tạo sự uy tín, khách hàng sẽ tin tưởng mình nhiều hơn.

Từ việc xây dựng được hình ảnh thương hiệu mà đơn vị sẽ cạnh tranh được với nhiều đơn vị khác trên thị trường. Sẽ có thu được tệp khách hàng trung thành và nhiều khách hàng tiềm năng sẽ tìm đến và mua sản phẩm, dịch vụ của đơn vị bạn cung cấp.

Giúp đa dạng hoá kinh doanh:

Một lý do khiến cho các đơn vị kinh doanh cần tìm nhiều giải pháp để xây dựng nên mô hình đa thương hiệu cho doanh nghiệp mình nếu muốn mở rộng, phát triển mô hình kinh doanh của đơn vị. 

Bởi việc xây dựng mô hình đa thương hiệu là khả năng phân tán rủi ro. Nếu một trong các thương hiệu gặp khó khăn hoặc bị ảnh hưởng bởi yếu tố ngoại vi như thị trường, chiến lược tiếp thị, hay vấn đề tài chính, thì các thương hiệu khác trong danh mục vẫn có thể duy trì hoạt động bình thường.

Ngoài ra, với việc xây dựng nhiều thương hiệu, doanh nghiệp có khả năng mở rộng phạm vi thị trường và tiếp cận nhiều đối tượng khách hàng hơn. Mỗi thương hiệu có thể được thiết kế để đáp ứng nhu cầu cụ thể của một phân khúc thị trường, tăng cơ hội để chạm tới đối tượng khách hàng đa dạng.

Giúp doanh nghiệp nắm bắt cơ hội, tăng cạnh tranh

Có nhiều thương hiệu giúp công ty tạo ra ưu thế cạnh tranh bằng cách cung cấp sự đa dạng và lựa chọn cho khách hàng, thương hiệu khác nhau có thể phủ sóng nhiều phân khúc khách hàng, từ đó mở rộng diện tích chiếm lĩnh trong cửa hàng và tăng cơ hội tiếp cận khách hàng mới. Ngoài ra, việc có nhiều thương hiệu cho phép doanh nghiệp mở rộng ra các lĩnh vực mới và đa dạng hóa dịch vụ để đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng.

Hướng dẫn xây dựng mô hình đa thương hiệu chuẩn nhất!

Chúng ta có thể lấy ngay một ví dụ điển hình về mô hình đa thương hiệu mang đến sự thành công lớn cho doanh nghiệp đó là thương hiệu Unilever. Unilever là một ví dụ xuất sắc về mô hình đa thương hiệu. 

Họ có nhiều thương hiệu nổi tiếng như Dove, Axe, Lipton, và Magnum. Mỗi thương hiệu này đại diện cho một giá trị và lối sống riêng, nhưng vẫn giữ tính nhất quán và chất lượng. Unilever đa dạng hóa không chỉ về sản phẩm mà còn về mục tiêu xã hội và môi trường, làm cho họ trở thành một trong những doanh nghiệp hàng đầu về mô hình đa thương hiệu.

Cách để Unilever đã mang đến sự thành công từ việc đa dạng thương hiệu đẩy mạnh cho đơn vị đó là:

  • Họ đã nghiên cứu và phân tích kỹ về thị trường khách hàng mình hướng đến
  • Xác định chiến lược thương hiệu rõ ràng, nhất quán
  • Phát triển, đa dạng hoá sản phẩm và dịch vụ của mình
  • Đẩy mạnh hoạt động tiếp thị sản phẩm, quảng cáo - đặc biệt là đưa ra nhiều chính sách ưu đãi cho khách hàng.

Xem thêm:Hướng dẫn 3 cách lọc dữ liệu trùng nhau trong Excel

Bài viết trên, Eduspace đã chia sẻ với bạn đọc về mô hình đa thương hiệu là gì? Cách làm chi tiết qua ví dụ điển hình nhất?

 

089 646 5225