Quản lý trung tâm đào tạo làm gì ?
Thế nào là một quản lý trung tâm đào tạo
Có nhiều định nghĩa cho một nhà quản lý, nhưng đặt vào trường hợp cụ thể là trung tâm ngoại ngữ thì như thế nào nhỉ? Đó là khi nhà quản lý đảm nhiệm tất cả các công việc về tuyển sinh, đào tạo, quản lý đội ngũ nhân viên và phối hợp nhịp nhàng giữa các phòng ban trong một trung tâm đào tạo.
Có nhiều yếu tố hình thành nên một nhà quản lý tài ba, và tất cả sẽ được thể hiện qua bản mô tả công việc dưới đây.
Mô tả công việc quản lý Trung tâm đào tạo
Nếu ví mỗi nhà quản lý là một nghệ sĩ thì làm quản lý chính là nghệ thuật. Không đơn thuần chỉ cần hoàn thành các công việc được giao, mà còn phải cân bằng, điều chỉnh và phối hợp hiệu quả hoạt động giữa phòng quản lý, sale và marketing và phòng nhân sự.
Quản lý tuyển sinh và xây dựng chiến lược kinh doanh
Nhìn chung mỗi nhà quản lý sẽ cần làm các công việc như sau:
- Thống kê số lượng và thông tin của học viên đăng kí từ các nguồn và lưu vào sổ sách, phần mềm quản lý.
- Xây dựng chiến dịch tiếp thị, chiến lược kinh doanh trung tâm theo đừng giai đoạn, từng mốc thời gian.
- Thường xuyên cập nhập kết quả xét tuyển.
- Phân loại và xếp lớp phù hợp với trình độ thi đầu vào của học viên.
Kế hoạch tuyển sinh Trung tâm đào tạo và xây dựng chiến lược kinh doanh trung tâm đào tạo cần thực hiện xuyên suốt trong khoảng thời gian dài.
Quản lý nhân sự
Nhân sự thường không gắn bó lâu dài với mình do họ cảm thấy chế độ đãi ngộ, môi trường làm việc không phù hợp. Vì vậy, công việc quản lý Trung tâm đào tạo là làm sao “giữ chân” được đội ngũ nhân viên dồi dào kinh nghiệm và cống hiến hết mình cho trung tâm.
- Lưu trữ và nắm bắt thông tin, trình độ, bằng cấp, hồ sơ của từng giáo viên.
- Xem xét tình hình kinh doanh để lên thông báo nên hay không nên tuyển thêm nhân viên mới.
- Theo dõi quá trình giảng dạy của giáo viên ở mỗi lớp học, khóa học để đánh giá.
- Theo dõi quá trình làm việc của từng nhân viên tại trung tâm.
- Rà soát, đối chiếu thông tin và kiểm tra số giờ giảng dạy của giáo viên.
- Đánh giá chỉ số KPI của phòng nhân sự, sale và marketing, kế toán để khen thưởng, kỷ luật của từng nhân viên trong năm.
Quản lý chương trình đào tạo
- Qua các số liệu đã phân tích, thiết lập các khóa học sắp giảng dạy phù hợp trên thị trường.
- Sắp xếp giáo viên và phòng học, cơ sở vật chật để đảm bảo không bị trùng lặp giờ dạy, phòng học và vẫn cung cấp đủ các thiết bị giảng dạy.
- Phân chia học sinh theo đúng kết quả kiểm tra đầu vào của từng học viên.
- Theo dõi kế hoạch chi tiết giáo trình giảng dạy của từng lớp học theo hệ thống phòng học và ca học.
Quản lý thu chi
- Đề xuất, đánh giá học phí cho từng chương trình học.
- Xác nhận, ký bảng lương cho giáo viên.
- Theo dõi được các khoản thu, chi hàng ngày của trung tâm.
- Quản lý tổng quát được tình hình thu chi cho các hoạt động của trung tâm.
- Theo dõi, đánh giá khấu hao tài sản, đối chiếu doanh thu, lợi nhuận theo từng tháng, từng quý.
Lợi nhuận vẫn luôn là mục tiêu cốt lõi trong kinh doanh, do đó quản lý hợp lý ngân sách, tiền bạc trong Trung tâm đào tạo cần được chú trọng.
Đánh giá kết quả học tập của học viên
- Quản lý điểm, kết quả học tập của học viên qua hệ thống, giấy tờ.
- Kí duyệt cấp bằng, chứng chỉ đối với các học viên đã hoàn thành xong chương trình, và đề nghị chuyển tiếp lên các lớp có trình độ cao hơn nếu cần.
- Lưu thông tin và kết quả học tập của từng học viên theo từng khóa vào từng giai đoạn.
Bản mô tả công việc quản lý Trung tâm đào tạo góp phần giúp bạn tự đối chiếu và đánh giá bản thân liệu có phù hợp với vị trí này không. Chắc chắn rằng không có việc nhẹ lương cao, với tư cách là một người quản lý, bạn sẽ nhận được thù lao xứng đáng và có cơ hội thăng tiến trong công việc.