Dạy học trên Youtube có phải sự lựa chọn phù hợp để kinh doanh onlines

Tương tự như dạy trên Facebook, dạy học trên Youtube cũng được hàng triệu giáo viên lựa chọn để bắt đầu kinh doanh khóa học trực tuyến. Và cũng như Facebook, dù có số lượng người dùng lớn, là mạng xã hội về video lớn nhất, nhưng Youtube không phải nền tảng chuyên dụng cho đào tạo. Trong bài này, Eduspace sẽ chỉ tập trung để trả lời câu hỏi: Liệu Youtube có thích hợp cho dạy học online?

Cách dạy học trên Youtube

Dạy học trên Youtube khá đơn giản, bạn chỉ cần chuẩn bị video và đăng tải lên kênh của mình. Đặc điểm của Youtube là một mạng xã hội mở, nơi mọi người có thể thoải mái chia sẻ video với cộng đồng. Bạn cũng có thể hạn chế đối tượng xem video bằng cách thay đổi quyền riêng tư hay công khai của mỗi video.

Sau đó, hãy quảng cáo để xây dựng cộng đồng người đăng ký trên kênh của bạn. Độ nổi tiếng của mỗi kênh Youtube được tính bằng số lượt xem và số lượng người đăng ký. Vì vậy, hãy cập nhật video thường xuyên, chăm chỉ tương tác và thúc đẩy độ nhận diện với khán giả.

Phương thức kiếm tiền

Khác với Facebook, Youtube hạn chế hơn vì tập trung chủ yếu vào video. Không có các tính năng đăng tải tài liệu hay lập nhóm kín. Vậy làm thế nào để kiếm tiền từ dạy học trên Youtube? Có 3 cách cơ bản sau:

  • Đặt quảng cáo: Khi xem video trên Youtube chắc hẳn bạn đã thấy banner quảng cáo được gắn ở đầu hoặc cách đoạn. Đây giống hình thức “cho thuê địa điểm quảng cáo”. Những người đăng tải video lên, được gọi là Youtuber, sẽ nhận được tiền từ Youtube nhờ cho đơn vị khác đặt quảng cáo lên video của mình.
  • Sản xuất theo yêu cầu: Những Youtuber đã xây dựng được danh tiếng và một cộng đồng người theo dõi ổn định, thường nhận được hợp đồng yêu cầu sản xuất video theo yêu cầu. Các video đó có thể được hỗ trợ cả kịch bản, kỹ thuật quay, cắt ghép,… Việc này là thoả thuận riêng của đơn vị tài trợ và người làm video.
  • Bán “quyền xem video”: Với tính năng chỉ chia sẻ cho những địa chỉ email nhất định, bạn có thể kiểm soát số người xem video của mình. Do đó, khi dạy học trên Youtube, bạn có thể lập các giao dịch riêng với học viên để được “cấp quyền xem” bài giảng. Tuy nhiên, cách này khá rủi ro và tiêu tốn nhiều thời gian.

Ưu điểm

Youtube hiện có hơn 1,3 tỷ người dùng và gần 5 tỷ video được xem mỗi ngày. Không thể phủ nhận độ lan toả và tính phổ biến của mạng xã hội này. Nếu không hạn chế đối tượng xem thì gần như không có rào cản nào ngăn cản video của bạn đến với hàng triệu người khác. Dạy học trên Youtube mang lại nhiều cái “được” cho giáo viên giảng dạy trực tuyến trên nền tảng này:

  • Khả năng lan toả cao: Youtube hiện có hơn 1.3 tỷ người dùng và kho video khổng lồ. Việc sử dụng trí tuệ nhân tạo và dữ liệu lớn ghi chép lại lịch sử của người dùng và đưa ra video gợi ý theo chủ đề, sở thích giúp người dùng tiếp cận với video mới từ bất cứ ai.
  • Tạo cộng đồng: Những người đăng ký xem một kênh Youtube sẽ vô tình tạo nên một cộng đồng chung. Youtuber có thể truyền đạt thông điệp qua video hoặc tương tác trực tiếp với mọi người nhờ tính năng để lại nhận xét.
  • Hỗ trợ từ Google: Điều này không khó hiểu vì Youtube là một phần của “đế chế khổng lồ” Google. Nhờ đó, người dùng Youtube có thể sử dụng tài khoản chung của Gmail, Google và dẫn đến những ứng dụng khác như Google+,… Google đã tạo nên một hệ sinh thái trong đó người dùng có thể làm mọi thứ một cách thuận tiện và đơn giản.
  • Dễ sử dụng: Giao diện của Youtube được tối giản hoá, sử dụng ngôn ngữ của từng nước, bất cứ ai cũng sử dụng thuận tiện. Việc đăng tải bài giảng lên cũng không gặp khó khăn.
  • Chi phí thấp: Youtube là mạng xã hội mở và không yêu cầu chi phí sử dụng từ người dùng. Nếu bạn muốn sử dụng nhạc có bản quyền, bạn có thể chi trả thêm. Nếu video của bạn không bị “dính lỗi bản quyền” thì chi phí sử dụng gần như bằng 0.

Nhược điểm

Tuy nhiên, giống như Facebook, Youtube không phải nền tảng chuyên biệt cho giáo dục. Vì vậy, việc dạy học trên Youtube vẫn tồn tại nhiều hạn chế gây khó khăn cho giáo viên:

  • Khả năng bảo mật thấp: Dù đã hạn chế đối tượng có quyền xem và cấm download nhưng bạn không thể hạn chế tình trạng chia sẻ tài khoản hay quay màn hình. Youtube cũng có nhiều chính sách để bảo vệ quyền tác giả và sở hữu trí tuệ nhưng với số lượng video khổng lồ, rất khó để kiểm soát bảo mật.
  • Bạn không kiếm tiền trực tiếp từ khoá học: Với 3 cách kiếm tiền ở trên, có thể thấy cách kiếm tiền trên Youtube khác xa với việc bạn muốn mở khoá học trực tuyến. Bạn chỉ có thể dùng Youtube để hỗ trợ kiếm tiền từ các nguồn khác, hoặc các khoá học trên nền tảng khách chứ không phải học phí.  
  • Không có tính năng quản lý: Vì không có khả năng tổ chức lớp học, Youtube cũng không có chức năng hỗ trợ quản lý lớp học, quản lý học viên hay tích hợp các phương thức thanh toán.  
  • Không hỗ trợ nhiều loại tài liệu: Youtube chỉ tập trung vào video nên bị hạn chế về các loại tài liệu cho lớp học. Dù bạn có linh hoạt dùng Google Drive nhưng vẫn không thể tổ chức theo hình thức lớp học chuyên nghiệp được.

Kết luận

Trước khi chọn lựa nền tảng để bắt đầu khoá học online, hãy cân nhắc kỹ nhu cầu của bạn và mục tiêu tương lai. Bạn muốn có thu nhập từ nguồn nào? Chi phí bỏ ra bao nhiêu? Mục tiêu sau đó của bạn như nào?

Nếu bạn muốn dùng Youtube làm kênh phụ để quảng cáo khoá học chính hoặc kiếm tiền từ quảng cáo thì đây là lựa chọn đúng đắn. Nhưng nếu ngay từ đầu bạn muốn tập trung vào giảng dạy và chỉ kiếm tiền từ việc bán khoá học thì dạy học trên Youtube chưa phải lựa chọn tốt nhất. Hãy cân nhắc thật kỹ để thời gian, công sức của bạn được đầu tư hợp lý.

Eduspace – Phần mềm quản lý đào tạo trung tâm chuyên nghiệp

#phanmemquanlytrungtam
#quanlytrungtamngoaingu
#phanmemquanlydaotaotrungtamchuyennghiep

Vận hành trung tâm hiệu quả hơn với Eduspace.

089 646 5225