Hướng dẫn lập kế hoạch xây dựng nội dung trường học trực tuyến

Lập kế hoạch xây dựng nội dung trường học trực tuyến sẽ là công việc bạn phải bắt tay vào thực hiện ngay sau khi bạn đã có ý tưởng cho trường học trực tuyến. Có ý tưởng tốt nhưng làm thế nào để hiện thực hóa ý tưởng đó thành những bài giảng thú vị thu hút người học, tuyền tải những kiến thức hữu ích nhất đến người học. Đừng quá lo lắng, hãy từ từ làm từng bước một. Hãy ngồi xuống và chuẩn bị cho mình một kết hoạch thật tốt. Nên nhớ, Rome không phải được xây trong một ngày, và khóa học của bạn cũng vậy.
Trước khi bạn bán khóa khóa học, bạn cần phải tạo ra được khóa học của chính mình. Hoặc ít nhất, bạn cần phải biết mình sẽ dạy về cái gì, dạy cho ai và từ đó lập kế hoạch cho việc xây dựng khóa học của mình.

Tự tin vào chính bản thân mình

Có nhiều người thường bị chững lại ở bước đầu lên kế hoạch. Nhất là với những người lần đầu tiên bắt đầu kinh doanh online thì hẳn sẽ có lúc hoảng loạn, thiếu tự tin vào bản thân với những suy nghĩ như: Mình không phải chuyên gia, mình không có chút kinh nghiệm giảng dạy nào cả, làm sao có thể dạy người khác khi mình không phải chuyên gia trong lĩnh vực giảng dạy.

Hãy bình tĩnh lại nào, bạn không cần phải là chuyên gia mới có thể dạy kiến thức cho người khác. Tất cả những gì bạn cần là đi trước những người học của bạn. Bạn đã từng trải qua những khó khăn mà học viên của bạn đang gặp phải, và bạn nhớ những khó khăn đó. Điều đó khiến cho kinh nghiệm mà bạn chia sẻ cho học viên của mình trở lên đáng giá.

Vì vậy, bước đầu tiên bạn cần làm là gạt bỏ sự tự ti bản thân lại phía sau và bắt đầu công việc kinh doanh online của mình.

Xác định rõ chủ đề mà bạn muốn dạy

Đôi khi có những giáo viên muốn tạo một khóa học có thể cung cấp mọi kiến thức trên đời, và đó thực sự là điều mà bạn nên tránh khỏi. Bạn có thể xây dựng một khóa học mà có thật nhiều kiến thức, với một chủ đề rộng lớn bao gồm ở nhiều lĩnh vực. Những đó lại không phải điều mà học viên của bạn muốn.

Hầu hết các học viên đều có những điểm vấn đề mà họ cần làm rõ hay giải quyết. Họ không có nhu cầu về một khóa học giới thiệu họ về tất cả mọi thứ. Ví dụ như một khóa học lập trình: khóa học của bạn có thể dạy lập trình web, lập trình về app điện thoại, lập trình các thiết bị điện tử, tất cả đều tuyệt và phong phú. Tuy nhiên, học viên của bạn sẽ không quan tâm lắm vì tất cả những gì học cần không nhiều đến vậy.

Thay vì trở thành bách khoa toàn thư, hãy chỉ tập trung vào giải quyết vấn đề của học viên của bạn. Bạn có thể khảo sát người học về các vấn đề học gặp phải khi học bằng nhiều cách như đăng bài lên cộng đồng của bạn hoặc có thể gửi email đến danh sách email của bạn. Thạm chí bạn cũng có thể gặp trực tiếp và trao đổi với những người đã hoặc đang học chủ đề mà bạn đang xây dưng để xem khó khăn mà đa số mọi người gặp phải.

Nếu bạn muốn chia sẻ mọi kiến thức về lập trình, bạn có thể chia thành nhiều khóa nhỏ và gộp thành một nhóm. Như vậy, học viên của bạn có thể lựa chọn khóa học phù hợp nhu cầu của họ.

Xác định rõ những đối tượng khách hàng

Trong khi lên kế hoạch cho khóa học của mình, bạn cũng cần xác định đối tượng mình sẽ dạy cũng như cấp độ học viên mà bạn dạy. Nếu khóa học của bạn dành cho những người đã biết về cơ bản, bạn không cần phải nhồi nhét các kiến thức, khái niệm căn bản vào khóa học của mình nếu nó không cần thiết.

Mặt khác, nếu khóa học cả bạn dành cho người hoàn toàn mới bắt đầu, bạn sẽ phải đài lại những vấn đề, khó khăn mình gặp phải khi mới bắt đầu để có thể xây dựng một khóa học phù hợp.

Hãy lựa chọn người học cho khóa học của bạn và xây dựng khóa học không quá dàn trải những kiến thức thừa thãi

Xây dựng cấu trúc khóa học

Đầu tiên, bạn cần xác định đích đến cuối cùng của khóa học. Khóa học của bạn sẽ dạy cho học viên những kiến thức gì? Và học viên có thể làm gì sau khi học xog khóa học. Mô tả càng cụ thể càng tốt. Ví dụ như khi nói “khóa học guitar” sẽ không đủ chi tiết.

Thay vì vậy, ta có thể nói “khóa học guitar nâng cao: những kỹ năng nâng cao của tay trái”. Như vậy, người học có thể biết học sẽ học cái gì, và học xong họ sẽ đạt được điều gì.

Đối với đích đến như vậy, bạn cũng có thể chia khóa học thành các mốc mục tiêu nhỏ. Các khóa học chỉ nên chia 5 đến 10 mục tiêu nhỏ. Và từ các mục tiêu nhỏ vậy bạn có thể

Không chỉ nội dung, mà yếu tố thời gian của các bài giảng cũng vô cùng quan trọng. Để bài giảng ngắn và có thể học lại nhiều lần, bài giảng của bạn chỉ nên dài khoảng 15 phút hoặc ít hơn. Bài giảng lý tưởng dài khoảng 10 phút hoặc ít hơn.

Lý do bạn nên làm bài giảng ngắn vì khi người học muốn quay lại những điểm còn khúc mắc để học lại, họ có thể dễ dàng tìm thấy thứ họ cần thay vì phải xem lại một bài giảng dài 40 phút. Nếu bạn băn khoăn có nên chia đôi bài giảng không, thì câu trả lời hầu như là có.

Phác thảo khóa học đúng cách

Mỗi khi bạn phân chia bài giảng của mình, hãy nhớ rằng mục tiêu cuối cùng luôn là việc “thay đổi” các học viên. Mỗi một phần của bài học nên là một bước dài tiến tới mục tiêu đó và trong mỗi phần bạn có thể tạo ra các bài học nhỏ.

 

Để khiến họ thay đổi, hãy liệt kê ra những kỹ năng mà họ cần và xếp chúng theo thứ tự các thành tựu/ học hành – đấy chính là phác thảo của bạn. Các phác thảo của bạn chắc chắn sẽ phát triển trong quá trình tạo ra khóa học và bạn cũng sẽ thêm các bài giảng mà bạn quên đưa vào để có thể tạo ra sự kết nối.

Hãy lên kế hoạch nội dung thật tốt để triển khai trường học trực tuyến của riêng mình cùng Eduspace  nhé. Hãy tham khảo thêm nhiều bài viết để giúp hiện thực hóa những ý tưởng tuyệt vời của mình nhé.

Eduspace – Phần mềm quản lý đào tạo trung tâm chuyên nghiệp
.
#phanmemquanlytrungtam#
#quanlytrungtamngoaingu#
#phanmemquanlydaotaotrungtamchuyennghiep#

089 646 5225