6 Sai lầm thường gặp khi kinh doanh khóa học trực tuyến

Bạn đang kinh doanh khoá học online? Bạn đang sở hữu một trường học trực tuyến riêng?

Nhưng,…

Bạn đã triển khai kinh doanh khoá học online trong thời gian dài mà vẫn chưa đạt kết quả như mong muốn? Học viên và doanh thu của bạn vẫn không được ổn định? Nếu bạn cảm thấy có điều gì đó không ổn thì vấn đề đó đang nằm ở đâu?

Sau một thời gian khá dài hỗ trợ các giáo viên trên với sự nghiệp giáo dục trực tuyến, Eduspace đã “bỏ túi kha khá kinh nghiệm” để chia sẻ với các thầy cô mới bắt đầu ở lĩnh vực này. Hãy xem 6 sai lầm đó là gì để “phòng tránh” ngay từ đầu nhé!

1. Bài giảng quá dài:

Sai lầm đầu tiên thường xuyên và “nguy hiểm” nhất mà các giáo viên hay mắc phải là để thời lượng cho mỗi bài giảng quá dài.

Bạn có để ý rằng những clips thu hút người xem trên mạng xã hội hoặc Youtube thường chỉ kéo dài xấp xỉ 1 phút đến 3 phút. Bởi video ngắn sẽ khiến người xem “bớt ngán” hơn những đoạn dài cả tiếng đồng hồ. Tương tự, nếu 1 bài học của bạn quá dài hoặc tích hợp quá nhiều nội dung sẽ khiến học sinh dễ cảm thấy chán nản, thậm chí gây khó khăn khi cần xem/ôn tập lại.

Nguyên nhân thường do các nội dung liên quan đến nhau và tâm lý muốn truyền tải hết trong 1 bài để học sinh có thể nắm bắt vấn đề 1 cách toàn diện của thầy cô. Nhưng não bộ của mỗi người chỉ có thể hoạt động tốt liên tục trong 25 phút, sau mỗi 25 phút cần một khoảng trống để nghỉ ngơi. Do vậy, sẽ tốt hơn khi chia nhỏ các bài học thành các bài giảng nhỏ, cô đọng nội dung hết sức có thể.

Ví dụ, thay vì đăng 1 bài dài 1 tiếng rưỡi hãy chia nhỏ thành 4 bài, mỗi bài từ 20-15 phút. Nếu cần thiết có thể gộp nhiều bài giảng thành các chương lớn. Như vậy học viên sẽ cảm thấy nhẹ nhàng hơn khi bắt đầu mỗi bài và cảm thấy hài lòng khi nhìn lại “số lượng” bài đã học trong 1 ngày.  

2. Không “presale” trước khi bắt đầu bán khoá học:

 

Presale chính là “đánh tiếng” cho người mua biết về sản phẩm của bạn, giúp họ nhận diện thương hiệu khoá học đồng thời gây sự tò mò, hứng thú với học viên tiềm năng. Đối với bất cứ sản phẩm nào, không riêng khoá học online, đều cần được quảng bá trước khi chính thức mở bán.

Sở dĩ mọi người bỏ qua “presale” vì chủ quan, muốn gây bất ngờ với khách hàng, hoặc do áp lực cạnh tranh nên muốn giữ bí mật cho tới khi sản phẩm sẵn sàng ra mắt. Tuy nhiên, quan điểm này hoàn toàn không hợp lý. Vì khách hàng cũng cần có thời gian để tiếp nhận thông tin, cân nhắc và tìm hiểu về khoá học của bạn.

Hãy bắt đầu truyền thông cho mỗi “sản phẩm” một khoảng thời gian hợp lý sao cho bạn có thể chuẩn bị chu đáo và cũng đủ để khán giả “quen mặt”. Bạn có thể sử dụng kênh mạng xã hội, trang cá nhân, mạng lưới người quen để chia sẻ thông tin và giới thiệu những học viên tiềm năng.

3. Không có hoặc chương trình quảng bá không hợp lý:

Nếu như không có truyền thông giai đoạn trước đã là vấn đề nghiêm trọng, thì việc hoàn toàn không có truyền thông hoặc chương trình không hợp lý còn nghiêm trọng gấp nhiều lần.

Nếu bạn đang tự hỏi tại sao khoá học của mình đăng tải đã lâu mà vẫn ít học sinh thì hãy xem lại quá trình truyền thông của mình nhé. Liệu học sinh tiềm năng có biết về khoá học của bạn hay không? Mục đích của truyền thông là để bạn đến gần hơn với học viên tiềm năng, giúp họ hiểu được những giá trị mà khoá học của bạn truyền tải. Sẽ rất sai sót nếu “ém nhẹm” thông tin vì thiếu các đợt quảng bá, bởi không có khách hàng đồng nghĩa với việc kinh doanh của bạn đã thất bại.

Nếu bạn đang mắc phải sai lầm này, đừng chần chừ thêm nữa, hãy sửa sai ngay nhé! Bằng cách nào? Hãy xây dựng cho mình kế hoạch truyền thông hợp lý, bắt đầu lăn xả trên các trang mạng xã hội, diễn đàn thông tin, khuyến khích học viên cũ và người quen chia sẻ, tạo các đợt ưu đãi hợp lý,…  

4. Không chăm sóc học viên sau khoá học:

Một nghiên cứu của SumAll đã chỉ ra rằng 27% khách hàng lần 1 sẽ quay trở lại mua hàng tiếp ở lần 2 và nếu khách hàng đã mua đến lần thứ 4 thì 59% người đó sẽ tiếp tục quay lại. Một nghiên cứu khác của Cục quản lý doanh nghiệp vừa và nhỏ cùng Phòng Thương mại Hoa Kỳ đã đưa ra kết quả cho thấy chi phí tìm kiếm khách hàng mới thường gấp 5-7 lần chi phí duy trì khách hàng cũ, nhưng tỉ lệ này còn tiếp tục tăng hơn nữa.

Từ đây chắc bạn cũng dễ dàng hình dung sai lầm tai hại nếu không chăm sóc học viên cũ sau mỗi khoá học. Bởi một khoản chi phí khổng lồ có thể tiết kiệm được nếu tập trung chăm sóc học viên cũ thay vì tốn nhiều thời gian, công sức, tiền bạc vào các chương trình quảng bá thu hút học sinh mới.

Mặt khác, 65% lý do khiến khách hàng không quay lại là do chất lượng của sản phẩm. Vậy bạn nên tập trung cải thiện chất lượng bài giảng, thử thay đổi hình thức học thêm sinh động, giảm lý thuyết và tăng các bài thực hành cho học viên,…

Sau mỗi khoá học hãy gửi thông tin, bài học tham khảo kèm theo và khéo léo giới thiệu những khoá học khác bổ trợ. Mục đích cuối cùng để giúp học viên cảm thấy thoải mái và hài lòng với khoá học của bạn.

5. Xây dựng quá ít khoá học:

Một sai lầm khác khiến học viên không lựa chọn trường học trực tuyến của bạn chính là “thiếu sự lựa chọn”. Tức là trường học của bạn có quá ít khoá học cho học viên tham khảo và cân nhắc.

Giả sử bạn là học viên đang “tham quan” một trường học mà thấy các khoá học không đa dạng, không phong phú thì bạn sẽ suy nghĩ như thế nào? “Ui trường này ít khoá vậy, chắc thầy lười nên không cập nhật?”, “Không có gì đặc sắc”, “Ừ cũng gần gần cái mình cần nhưng cũng chưa phải”, …

Nếu bạn đang để học viên có suy nghĩ như vậy thì bạn đang giành tấm vé thất bại trên chặng đường giáo dục trực tuyến. Bởi nhu cầu của mỗi cá nhân là khác nhau và bạn không thể tạo ra một khoá học làm hài lòng cho tất cả mọi người.

Đa dạng hoá các khoá học giúp học viên có nhiều lựa chọn hơn, giúp bạn mở rộng tập khách hàng của mình, doanh thu cũng từ đó mà tăng. Mặt khác, các trường học có nhiều khoá khác nhau sẽ tạo ấn tượng tốt về uy tín với học viên, để học viên tin tưởng vào quy mô, chất lượng cũng như tính ứng dụng của các khoá.

6. Lựa chọn nền tảng công nghệ hỗ trợ không phù hợp:

Lý do cuối cùng nhưng không hề kém quan trọng: Bạn đã chọn cho mình đúng nền tảng hay chưa?

Như bài viết trước, Eduspace đã giới thiệu 5 nền tảng giúp chuyên gia kiếm tiền từ dạy học online, mỗi nền tảng sẽ ứng dụng tốt với nhu cầu khác nhau của mỗi người. Tuy nhiên, nếu bạn không xác định rõ mục tiêu và có lựa chọn chính xác, khóa học của bạn sẽ rất khó thành công.

Ví dụ, khi bạn muốn bán khoá học và bảo vệ bản quyền tác giả với sản phẩm trí tuệ nhưng lại dùng Youtube để đăng tải bài giảng… Mục tiêu của bạn không thể đạt được.

Giải pháp ở đây là hãy gạch ra những điều bạn muốn rồi mới lựa chọn một nền tảng, nhà cung cấp dịch vụ phù hợp với nhu cầu của mình.

Eduspace – Nền tảng xây dựng website giáo dục trực tuyến đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam hiện nay. Chúng tôi luôn cải tiến không ngừng để cung cấp sản phẩm tối ưu nhất với mức giá hợp lý cho bạn.

Trên đây là 6 sai lầm lớn nhất mà các khoá học online thường mắc phải. Eduspace hi vọng rằng bài viết này sẽ giúp các bạn có được những lời khuyên hữu ích trên con đường thành công nhờ kinh doanh khoá học trực tuyến.

Eduspace – Phần mềm quản lý đào tạo trung tâm chuyên nghiệp
#phanmemquanlytrungtam
#quanlytrungtamngoaingu
#phanmemquanlydaotaotrungtamchuyennghiep
.
Vận hành trung tâm hiệu quả hơn với Eduspace.

089 646 5225