TOP 10 LOẠI BÁO CÁO KHÔNG THỂ THIẾU CHO MỘT TRUNG TÂM ĐÀO TẠO

Để vận hành một trung tâm giáo dục không phải chuyện đơn giản, đặc biệt là với những trung tâm có cả ngàn học viên với hàng chục cơ sở. Và lẽ đương nhiên, những bản báo cáo dữ liệu, bảng biểu thống kê về học viên, nhân viên trở thành những nhân tố không thể thiếu trong việc giúp cho việc quản lý trung tâm diễn ra một cách trơn tru, khoa học và hiệu quả hơn. Vậy giữa hàng trăm nghìn loại báo cáo, đâu là những báo cáo cần có và phải có đối với một trung tâm đào tạo. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho Nhà quản lý trung tâm cũng như các thầy cô 10 loại báo cáo đặc thù nhất định phải có cho mỗi trung tâm đào tạo.

TOP 10 LOẠI BÁO CÁO KHÔNG THỂ THIẾU CHO MỘT TRUNG TÂM ĐÀO TẠO

1. Biểu đồ học viên

2. Lớp học viên

3. Thống kê học viên

4. Báo cáo học viên vắng mặt trong ngày

5. Kết quả học tập

6. Bảng chấm công, lương thưởng

7. Checkin, checkout

8. Nhắc hạn học phí

9. Nợ học phí

10. Báo cáo lợi nhuận

1. Biểu đồ học viên

Thống kê dữ liệu học viên bằng biểu đồ là một phương thức quản lý và theo dõi  trực quan nhất. Biểu đồ học viên sẽ cung cấp cho thầy cô thống kê chi tiết 6 tháng gần nhất, tương ứng mỗi tháng HV đang học là bao nhiêu, thêm mới bao nhiêu, có bao nhiêu học viên nghỉ, có bao nhiêu học viên chờ. 

 

Thầy cô chỉ mất đến 3s cho việc tiếp nhận thông tin về số lượng và phân loại học viên với loại báo cáo này.

2. Lớp học viên

Để quản lý tốt quy trình vận hành và xếp lớp học viên, tất nhiên không thể thiếu mất sự hỗ trợ của báo cáo lớp học viên. Bản báo cáo này có thể giúp chúng ta thống kê toàn bộ các lớp đang có của trung tâm, tương ứng mỗi lớp đầy đủ thông tin:Tên lớp, ngày khai giảng, lịch học, số học viên trong lớp, số buổi lớp đã học, chương trình lớp đang học, trạng thái lớp là hoạt động, đã dừng, chưa bắt đầu.

3. Thống kê học viên

Nếu như thầy cô muốn xem danh sách học viên tại một lớp học nhất định, một chương trình hay trình độ cụ thể nào đó thì sao nhỉ?

Rất đơn giản, báo cáo thống kê học viên ra đời phục vụ công tác thống kê số học viên theo chương trình học, trình độ, lớp học của toàn trung tâm một cách logic, hệ thống và khoa học. Đây chắc chắn sẽ là loại báo cáo vô cùng hữu ích với các thầy cô.

4. Báo cáo học viên vắng mặt trong ngày

Một loại báo cáo nữa cũng không thể vắng mặt trong danh sách những báo cáo cần thiết nhất tại mỗi trung tâm chính là báo cáo học viên trong ngày. 

Loại báo cáo này sẽ thống kê được toàn bộ học viên đang vắng mặt trong ngày ở thời điểm hiện tại. Nó giúp trung tâm kiểm soát tình hình học viên tốt hơn, tạo uy tín và niềm tin đối với phụ huynh.

5. kết quả học tập

Để việc giảng dạy của thầy cô đạt hiệu quả nhất, trước hết chúng ta cần nắm rõ  được kết quảthành tích của tất cả các học viên. Và dĩ nhiên, báo cáo kết quả học tập của học viên là thành phần không thể thiếu cho một chương trình giảng dạy hiệu quả. 

Loại báo cáo này sẽ thống kê toàn bộ điểm số, kết quả học tập của học viên trong suốt quá trình theo học tại trung tâm.

 

Không những thế, với báo cáo kết quả học tập, trung tâm cũng có thể thường xuyên thông báo tiến trình và thành tích của học viên về cho phụ huynh theo dõi một cách tiện lợi.

6. Bảng chấm công, lương thưởng

Không một quy trình làm việc của trung tâm nào có thể thiếu đi loại báo cáo này. Cho dù trung tâm có từ vài nhân viên đến vài chục nhân viên, chúng ta đều cần một bảng tổng hợp đầy đủ ngày công, thời gian làm việc, ca nghỉ và từ đó tính toán, thống kê toàn bộ lương thưởng cho nhân viên.

                                                     (Bảng chấm công)

                                                                          (Bảng lương)

7. Checkin, checkout

Nghe có vẻ không quen thuộc nhưng đây là loại báo cáo đã được nhiều trung tâm sử dụng một cách hiệu quả. Thời đại công nghệ giúp chúng ta tiết kiệm rất nhiều thời gian cho những công việc thủ công, và việc ghi nhận thời gian làm việc của giáo viên cũng không phải ngoại lệ. 

Một bản báo cáo checkin, checkout có thể thống kê chi tiết giờ ra vào của giáo viên, nhân viên trung tâm, chi tiết theo IP mạng, giúp cho công tác giám sát, kiểm tra của các nhà quản lý trung tâm dễ dàng hơn rất nhiều.

8. Nhắc hạn học phí

Sắp đến hạn nộp học phí mà muốn nhắc hạn cho phụ huynh học sinh thì sao nhỉ? Trung tâm cần một bản báo cáo thống kê chi tiết các trường hợp đã đóng phí nhưng chuẩn bị hết giá trị đã đóng để nhắc học đóng phí kỳ tới, hoặc có thông tin để mời họ tham gia các khóa học khác của trung tâm.

Bản báo cáo này sẽ thống kê được đầy đủ thông tin của học sinh, ngày tháng đến hạn nộp học phí và số tiền cần nộp.

9. Nợ học phí

Mỗi trung tâm đều không thể tránh khỏi tình trạng học sinh còn nợ học phí, vậy thì để việc quản lý và kiểm soát những khoản nợ ấy dễ dàng hơn, tất nhiên không thể thiếu báo cáo nợ học phí.

Loại báo cáo này sẽ giúp trung tâm thống kê toàn bộ các trường hợp đang còn thiếu nợ học phí của trung tâm với số liệu lũy kế đến thời điểm cần xem.

10. Báo cáo lợi nhuận 

Xét đến cùng, trung tâm đào tạo bên cạnh mục tiêu gieo mầm tri thức thì còn hướng đến mục đích lợi nhuận. Vậy thì không một trung tâm nào có thể hoạt động mà thiếu đi loại báo cáo này được. Báo cáo lợi nhuận sẽ giúp các nhà quản lý theo dõi được tổng các khoản thu - tổng các khoản chilợi nhuận theo khoảng thời gian xác định.

 

Trên đây là 10 loại báo cáo vô cùng quan trọng đối với mỗi một trung tâm, cũng như thầy cô đang công tác tại các trung tâm đào tạo, đảm bảo cho quá trình làm việc và vận hành được diễn ra một cách khoa học và hiệu quả nhất. EDUSPACE với kinh nghiệm hơn 6 năm trong hành trình đồng hành và hỗ trợ các trung tâm đào tạo Việt Nam, là đơn vị cung cấp phần mềm quản lý trung tâm uy tín hàng đầu cả nước, tự tin hỗ trợ tối đa nhất công việc của quý thầy cô bằng tính năng lưu trữ dữ liệu và phân tích với đa dạng các loại báo cáo. 

 

089 646 5225